MÂM CÚNG ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO
Xôi Chè Một Chữ Tâm cam kết:
– Nguyên liệu: Tươi, sạch đảm bảo chất lượng tốt nhất.
– Tuân thủ quy định Vệ Sinh An Toàn thực phẩm.
– Giao hàng đúng giờ.
– Kinh nghiệm 35 năm giữ trọn hương vị.
– Đủ lễ lại ít tốn kém nhất.
– Chánh Gốc – CHỈ CÓ 1 CHI NHÁNH: TÂM TÍN ĐỨC
Giảm Giá hơn 20%
Miễn Phí Ship nội thành.
Hỗ trợ bày trí đẹp mắt.
Miễn Phí Tư vấn và hướng dẫn cúng.
Gọi Ngay : 0908 263 962 ( anh Hưng )
Giá Bán: 1.569.000 VND
Giá Thị Trường: 1.860.000 VND
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công ông Táo. Hay còn gọi là Tết Táo quân. Là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam từ xưa đến nay. Ngoài mâm lễ cúng thì văn khấn ông Công ông Táo, bài khấn ông Táo hay còn gọi văn khấn táo quân 23 tháng chạp. Đây là một nét văn hóa truyền thống không thể thiếu. Nhằm bày tỏ sự tri ân đối với các vị thần đã quanh năm lo toan cai quản duy trì nếp sinh hoạt gia đình. Vậy ông Công ông Táo là ai?
HÌNH ẢNH MÂM CÚNG ÔNG TÁO
Ông Công Ông Táo
Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng. Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc nhưng người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Ý nghĩa của hình ảnh Ông Công Ông Táo
Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ. Sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.
Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao…thả. Bởi ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên Tết cứ vào thời điểm Tết người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.
Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo
Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng. Để đơn giản có khi người việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta sẽ lập bài vị mới cho Táo Công.
Ngoài ra, người việt còn cúng cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.
Văn Khấn Cúng Ông Công Ông Táo
Một số gợi ý mâm cúng
Mâm cúng không cần quá cầu kỳ song phải thể hiện được sự trang trọng, chu đáo.
Bộ vàng mã: gồm 2 bộ quần áo có cánh chuồn cho 2 Ông Táo. Và 1 bộ quần áo không có cánh chuồn cho Bà Táo.
Sớ Ông Công Ông Táo. Tiền vàng, 3 con cá chép.
Mâm lễ chay / mâm lễ mặn gồm có : hương (nhang). Chay: hoa, nến, đèn, chè, thuốc, bánh kẹo, đĩa hoa quả tuỳ tâm. Mặn gồm: xôi gà , chân giò bánh chưng, bát canh măng nấm, hương (nhang).
Bạn có thể chọn lựa nhang trầm hương thay cho nhang thông thường. Việc dùng nén nhang trầm sạch dâng cúng Phật sẽ thể hiện được lòng thành kính. Bởi nén nhang sạch trầm hương không chỉ được biết đến về sự quý giá. Mà nó còn tạo nhiều những giá trị ý nghĩa khác. Thế nên khi dâng nén nhang trầm thì cũng chính là đã gửi gắm được lòng thành kính của mình.