Những điều thú vị về lễ cúng ông Công ông Táo mà bạn nên biết

Lễ cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng của người dân Việt Nam vào dịp cuối năm. Hằng năm cứ vào khoảng ngày 23 tháng Chạp các gia đình lại tất bật chuẩn bị những lễ vật, mâm cúng để  ông Công, ông Táo lên chầu trời để báo cáo những chuyện lớn nhỏ đã xảy ra trong một năm vừa qua. Vậy lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị gì? Hãy cùng dịch vụ đồ cúng chuyên nghiệp Một Chữ Tâm tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong dịp lễ cúng quan trọng cuối năm. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về nguồn gốc của ngày lễ này.

Nguồn gốc, ý nghĩa của tục lệ cúng ông Công ông Táo

Dân gian tương truyền câu chuyện: có cặp vợ chồng là Thị Nhi và Trọng Cao. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ mà Trọng Cao đánh vợ, đuổi vợ đi. Thị Nhi lang thang đến một xứ khác và gặp Phạm Lang. Họ phải lòng nhau kết thành vợ chồng. Trọng Cao sau khi nguôi giận rất ân hận về việc mình đã làm liền đi tìm Thị Nhi. Sau nhiều ngày tìm kiếm, hết gạo, hết tiền làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, Trọng Cao tình cờ tìm ăn xin đúng nhà Thị Nhi, đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi nhận ra người chồng cũ và mời vào nhà thiết đãi

Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rơm sau vườn. Không ngờ, Phạm Lang lại đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi hốt hoảng, lao mình vào cứu chồng cũ ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thương tình 3 người sống có nghĩa có tình nên Ngọc Hoàng phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp. Người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà. Người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình. Vì vậy vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm để đưa tiễn Táo Quân chầu trời.

Ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo

Người ta quan niệm mở đầu Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Công ông Táo. Thần Táo cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho mọi nhà. Vì vậy để được thần Táo phù trợ, vào ngày này mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm. Đến đêm giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Cúng ông Công, ông Táo vào ngày nào?

  • Miền Bắc: Tại miền Bắc có lẽ nét đặc trưng văn hóa khác biệt nhất với 2 miền còn lại trong lễ cúng ông Công ông Táo. Người dân làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm. Không nhất thiết phải đúng vào ngày 2 tháng Chạp mà có thể bắt đầu sớm từ ngày 20. Muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Người dân miền Bắc ít nơi làm lễ cúng Táo quân vào chiều tối 23. Vì quan niệm rằng 12h trưa cổng thiên đình sẽ đóng và ông Công ông Táo không thể lên chầu Ngọc Hoàng.
  • Miền Nam: khác với miền Bắc cho rằng các Táo phải về trời từ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, người dân miền Nam lại quan niệm khác. Người dân làm lễ vào buổi tối, từ 20h-23h. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới tiễn ông Công ông Táo lên trời.
  • Miền Trung: thời gian cúng ông Công ông Táo là vào đêm ngày 22, rạng ngày 23 âm lịch.

Cúng ông Táo cần mua sắm những gì? - Fptshop.com.vn

Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép

Tượng trưng cho sự phát đạt và thịnh vượng: Cá chép vàng thường được xem là biểu tượng của sự phát đạt, thịnh vượng và may mắn trong văn hóa Á Đông. Việc phóng sinh cá chép đánh dấu sự chào đón năm mới với hy vọng rằng gia đình sẽ có một năm thịnh vượng và giàu có.

Tôn trọng và bảo vệ môi trường: Một khía cạnh quan trọng của tục này là việc bảo vệ và tôn trọng môi trường. Thay vì mua cá chép vàng để nuôi trong các hồ cá trong thời gian ngắn, người ta phóng sinh chúng vào các ao, sông, hoặc hồ tự nhiên. Điều này giúp duy trì và cân bằng hệ sinh thái nước và giảm áp lực đối với các loài cá chép tự nhiên.

Kết nối với tự nhiên và truyền thống: Tục phóng sinh cá chép là một cách để kết nối với tự nhiên và truyền thống của vùng Á Đông. Nó thể hiện sự tôn trọng đối với môi trường và lý tưởng của sự sống trường thọ.

Mâm cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì

Nếu có nhu cầu tìm kiếm mâm cúng #Ông_Táo #ông_công trọn lễ và tiết kiệm nhất!
Đừng ngần ngại inbox ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn. Tìm hiểu không mất phí, nên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn một dịch vụ uy tín – chất lượng – hiệu quả – giá cả hợp lý nhất ạ. Hotline tư vấn miễn phí: 0902315978 (chị Hoa) & 0908 263 962 (anh Hưng)
 

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị lễ cúng ông công ông táo

Không nên xin tài lộc, sung túc

23 tháng chạp là dịp Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện diễn ra trong năm dưới hạ giới. Vì vậy chỉ nên khấn xin Táo quân bỏ qua những điều không hay của gia đình trong năm qua, xin ngài bẩm báo những điều tốt

Vị trí đặt mâm cúng

Khi thực hiện cúng ông Công ông Táo, nên thắp hương trên bàn thờ chính của gia đình

Không nên cúng tiền âm phủ

Theo nghiên cứu, ông Công ông Táo là thần tiên. Không phải vong hồn người âm nên các gia đình tuyệt đối không nên đốt tiền âm phủ

Lau dọn bàn thờ dịp cuối năm

Theo quan niệm truyền thống, nơi thờ tự là chốn tôn nghiêm, linh thiêng. Hàng ngày các vị thần vẫn còn ngự ở trên đó, nên gia chủ thường ít động vào. Ngày 23, ông Công ông Táo lên Thiên đình thì nhân việc ông đi vắng người ta tranh thủ dọn dẹp lại bàn thờ, tỉa chân nhang, lau chùi thật cẩn thận để chuẩn bị đón năm mới.

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp các bạn hiểu thêm về lễ cúng ông Công ông Táo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên ghé thăm dịch vụ đồ cúng chuyên nghiệp Một Chữ Tâm để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.

Tags: